Nó có ưu điểm của BJT và khắc phục được nhược điểm nếu trên.Cụ thể FET điều khiển bằng điện trường tức là tín hiệu đưa vào chân điều khiển để điều khiển dòng,ở mạch chính là chân DS là điện áp.Dòng điện ở cực điều khiển này vô cùng bé coi bằng 0 do vậy công suấy điều khiển đầu vào coi như xấp xỉ 0 và không có dòng tái tạo Ib nên tốc độ đóng cắt cao do vậy FET được dùng phổ biết hiện nay đặc biệt là Mosfet .Để hiểu rõ hơn về linh kiện này hôm nay Bachkhoadientu.com chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn thông tin cơ bản về cấu tạo ,phân loại và nguyên lí hoạt động của Mosfet (cụ thể là Mosfet kênh cảm ứng vì nó dùng rất nhiều trong thực tế) cũng như các đặc điểm nổi bật của linh kiện này.
Mosfet là transistor loại hiệu ứng trường nghĩa là nó điều khiển bằng điện trường chứ không phải là dòng điện như BJT.Nó điều khiển như nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nó ở phần nguyên lí hoạt động.
Cấu tạo và kí hiệu,phân loại :
Mosfet kênh cảm ứng có 2 loại là:
+ Mosfet kênh N.
+ Mosfet kênh P.
S : Source gọi là cực nguồn.
D : Drain gọi là cực máng.
Kí hiệu bản vẽ
Chân G tương đương chân B.
Chân D tương đương chân C.
Chân S tương đương chân E.
Nguyên lí hoạt động của Mosfet kênh cảm ứng :
Xét kênh N
Ban đầu ta cấp nguồn VDS như hình vẽ thì sẽ không có dòng chảy từ S qua D vì bị ngăn cách bởi lớp bán dẫn P .Sau đó ta cấp thêm 1 nguồn nữa là VGG như hình trên thì lúc đó ở chân G sẽ xuất hiện 1 điện trường + có xu hướng hút các hạt e ở bán dẫn P về phía cực G và tích lũy tạo thành 1 vùng mang điện tích âm gần bề mặt lớp SiO2 và hình thành lên lên kenh N trong bán dẫn P khi đó các hạt e từ S sẽ chảy sang D vì thông dòng do đó xuất hiện dòng ID.
Dựa vào nguyên lí hoạt động của Mosfet vừa rồi thì ta xác định được muốn nó làm việc được thì ta phải cấp nguồn UDS > 0 và UGS >0 đối với kênh N còn kênh P thì ta chỉ cần đảo nguồn là được
Chú ý : Như mô tả ở phần nguyên lí hoạt động thì các bạn sẽ thấy khi hình thành kênh N trong bán dẫn P thì lúc đó vô tình tạo nên 1 tụ điện không mong muốn ở chân G vs D và S nên khi lắp ráp thực tế các bạn cần chú ý nên xả con tụ này tránh mạch hoạt động không theo ý muốn.
Các thông số cần quan tâm khi sử dụng Mosfet cần lưu ý :
-UDS max : Điện áp chịu đựng lớn nhất đặt vào chân D và S .
-UGS : Điện áp để đóng mở Mosfet.
-ID max :Dòng điện tối đa mà Mosfet có thể chịu đựng được .
-Pmax :Công suất tiêu tán của Mosfet khi làm việc.
-F cắt max : Tần số cắt của Mosfet .
Chức năng của Mosfet trong mạch điện cũng giống như BJT là nó làm việc ở 3 chế độ là khuyếch đại,đóng cắt và dẫn bão hòa trong đó chủ yếu là nó làm việc ở chế độ đóng cắt .Ví dụ điển hình là trong mạch nguồn xung .
Ở hình trên Mosfet làm việc ở chế độ đóng mở đồng thời cũng làm là phần tử tạo dao động trong mạch.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp người đọc có thể hiểu rõ về mosfet .Tôi hi vọng bạn đọc có thể nắm rõ và áp dụng vào thực tế trong quá trình sửa chữa và thiết kế của mình.
Tác giả : Ngô Văn Lộc.
No comments :
Post a Comment
Có nhận xét mới