Như ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về ic ổn áp họ 78xx và 79xx .Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nay chúng tôi xin giới thiệu 1 mạch nguồn thực tế ứng dụng ic 7805.
Sơ đồ mạch
Mạch trên là mạch tự động ngắt nguồn khi không có tải .Điện áp đầu ra có thể thay đổi từ 3.6V đến 8.6V,mặc dù mạch này dùng ic ổn áp 7805 để cho ra điện áp 5V cố định nhưng ta vẫn có thể điều chỉnh được nhờ có biến trở VR1 .Đối với mỗi 100 ôm thì điện áp ra lại tăng 1V nên điện áp ra có thể thay đổi từ 3.6V đến 8V(có tính sụt áp trên D1,D2 là 1.4V khi có tải ).
Công dụng linh kiện
Biến áp X1 dùng để biến đổi điện áp xoay chiều 230VAC 50hz thành 12VAC 50hz
Cầu diode BR1 dùng để biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều.
LED dùng để hiển thị khi có nguồn.
R1 đóng vai trò là điện trở hạn dòng của LED vừa là nơi để tụ C1 phóng.
D3 là diode chống dòng ngược khi transistor T1 ngắt.
C2 là tụ điện lọc nguồn sau ic ổn áp 7805.
D1,D2 là diode dẫn dòng khi có tải sẽ sụt áp trên 2 con đó là 0.7V + 0 7V = 1.4V để có điện áp là 3.6V.
R4 là điện trở phân cực cho transistor T2 theo phương pháp định dòng bazo.
Rce của transistorT2 là trở phân cực cho transistor T1 theo phương pháp định dòng bazo.
Transistor T1 là loại NPN có nhiệm vụ đóng cắt rơ khi dẫn dòng hoặc cắt dòng.
Transistor T2 là loại PNP làm việc ở chế độ dẫn bão hòa để gíup transistor T2 làm việc.
C3 là tụ lọc nhiễu .
VR1 là biến trở điều chỉnh điện áp đầu ra.
Điện áp ra trên tải = điện áp sụt áp trên R3+ áp điều chỉnh trên VR1.
Nguyên lí hoạt động của mạch :
Ban đầu khi có tải ta nhấn công tắc switch mạch bắt đầu làm việc khi đó transistor T2 bắt đầu làm việc (do UBE <0) khi đó kéo theo transistor T1 làm việc dẫn đến rơle nhảy sang chế độ N/0 khi đó nó cứ tiếp tục duy trì như vậy.Sau đó ta ngắt tải ra khỏi mạch thì transistor T2 và T1 bị ngắt lúc đó rơ le lại trở về trạng thái ban đầu.Muốn mạch hoạt động trở lại thì ta lại lắp tải và nhấn công tắc switch.
Như vậy chúng tôi đã trình bày nguyên lí hoạt động của mạch ,các bạn có thể lắp ráp và ứng dụng trong đời sông. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày các mạch khác để mọi người có thể hiểu rõ và nắm chắc hơn về các mạch nguồn trong thực tế.
TÁC GIẢ : Ngô Văn Lộc
No comments :
Post a Comment
Có nhận xét mới