Friday, December 29, 2017

Ưu nhược điểm và ứng dụng của một số loại cảm biến




Cảm biến là một trong những thiết bị điện tử xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Một số loại cảm biến thông dụng được dùng nhiều nhất có thể kể tới là: cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, cảm biến siêu âm, công tắc hành trình, …

Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như những ưu nhược điểm của các loại cảm biến phổ biến, trong bài viết dưới đây, NVTshop xin gửi tới các bạn một số thông tin hữu ích.
1. Công tắc hành trình


Hầu hết, thiết bị công tắc hành trình được ứng dụng nhiều trong việc giới hạn các chuyển động cũng như giới hạn hành trình xy lanh, công tắc của cửa máy giặt.
Ưu điểm của loại cảm biến công tắc hành trình này là có giá cả hợp lý, có khả năng chịu được dòng lớn. Tuy nhiên, chúng lại lại không thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian và buộc phải có sự tác động ngoài mới có thể hoạt động tốt.
2. Cảm biến quang

Cảm biến quang được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Nhiệm vụ chính của loại cảm biến này là xác định vị trí của các vật thể, điều khiển cổng của các bãi đỗ xe hoặc đếm số lượng lon trên băng chuyền, ...
-    Ưu điểm của cảm biến quang:
+ Nhận biết được vật ở xa tới 100m
+ Có khả năng nhận biết được mọi loại vật liệu
+ Tuổi thọ cao và khả năng đáp ứng nhanh
-    Nhược điểm của cảm biến quang:
+ Chỉ hoạt động tốt khi sạch, nếu như bề mặt bẩn thì khả năng nhận biết của cảm biến quang sẽ thấp.
+ Khoảng cách nhận biết của cảm biến quang phụ thuộc vào màu sắc cũng như hệ số phản xạ.
3. Cảm biến tiệm cận

Nhờ sở hữu nhiều tính năng mà cảm biến tiệm cận được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể thấy chúng được dùng để kiểm tra sự tồn tại của bulong trên các mâm xoay hay kiểm tra vị trí đóng mở cửa van, … Cảm biến tiệm cận có thể hoạt động ngay cả trong môi trường khắc nghiệt. Chúng có tuổi thọ cao, dễ dàng lắp đặt, đặc biệt có thể nhận biết vật kim loại.
Một cảm biến tương tự khác là cảm biến điện dung. Loại cảm biến này được ứng dụng để điều khiển, làm đầy chất lỏng trong bình hay làm đầy sữa trong hộp giấy, …
Ngược lại, cảm biến điện dung lại có khả năng nhận biết các chất lỏng trong chai và các vật dụng không phải từ kim loại.
Tuy nhiên, hai loại cảm biến này bị giới hạn về khoảng cách nhận biết của vật, đặc biệt là cảm biến điện dung nhưng nó khá nhạy cảm khi môi trường thay đổi.
4. Cảm biến siêu âm

Cảm biến siêu âm được ứng dụng chủ yếu trong việc điều khiển mực chất lỏng, đồng thời dùng để phát hiện các đường dây bị đứt. Nó được ứng dụng trong máy siêu âm, máy tán sỏi thận.
Ưu điểm nổi bật của loại cảm biến này là có thể nhận biết được mọi vật liệu. Tuy nhiên cảm biến siêu âm lại tỏ ra nhạy cảm với nhiệt độ, với môi trường xung quanh và không thể nhận biết, hoạt động được nếu đặt trong môi trường chân không.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về các loại thiết bị cảm biến được ứng dụng nhiều trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, có thể tham khảo thêm tại website hoặc gọi đến hotline của NVTshop để nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí.

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới