Trang

Hộp tìm kiếm

Thursday, December 7, 2017

Cấu tạo và cách sửa chữa bếp hồng ngoại khi hỏng hóc

Bếp hồng ngoại là thiết bị nhà bếp được nhiều gia đình sử dụng hiện nay bởi tính năng tiện dụng, nấu nướng an toàn và có rất nhiều tiện ích. Khi sử dụng bếp hồng ngoại người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian nấu nướng để tranh thủ có thể làm những công việc khác. Nhưng bếp hồng ngoại cũng như các loại thiết bị điện tử khác, trong quá trình sử dụng có thể xảy ra hỏng hóc. Vì thế việc sửa chữa bếp hồng ngoại là điều không thể tránh khỏi. Vậy sửa bếp hồng ngoại như thế nào là điều mà nhiều người đang rất quan tâm. Nếu bạn đang tự học điện tử thì hãy đọc bài viết này ngay nhé.


1. Giới thiệu về bếp điện hồng ngoại đơn
Một chiếc bếp hồng ngoại có cấu tạo gồm các bộ phận như thế này:
a, Mạch điều khiển  
Mạch điều khiển thực hiện nhận tín hiệu điều khiển từ phía người sử dụng. Các thao tác thực hiện trên bếp để nấu ăn của người dùng đều thao tác qua bộ phận điều khiển này. Nó được đặt nằm phía dưới mặt kính.
b, Mạch công suất “mạch nguồn”:

Mạch nguồn cung cấp nguồn điện cho mạch điều khiển của bến hồng ngoại, thực hiện lệnh từ phía mạch điều khiển. Đồng thời nó còn đảm nhận các công việc so sánh tín hiệu, khuếch đại công suất đầu ra để nhiệt tỏa ra ở đèn hồng ngoại nóng nhiều hay ít và cung cấp tín hiệu cho bộ phận tản nhiệt.
c, Quạt tản nhiệt: Bộ phận này đóng vai trò làm mát cho mạch điện trong quá trình hoạt động.

d, Mâm nhiệt “đèn hồng ngoại”: Đèn hồng ngoại phát nhiệt làm nóng nồi, xoong, chảo đặt trên bếp, có tác dụng đun chín thức ăn.

e, Cảm biến nhiệt độ: Đóng vai trò so sánh nhiệt độ của bếp hồng ngoại phát ra từ đèn hồng ngoại.
Đây chính là những bộ phận chính có trong một chiếc bếp hồng ngoại.
2. Cách nhận biết bếp hồng ngoại bị lỗi, hỏng hóc:
Một số lỗi phổ biến thường gặp của bếp hồng ngoại khi sử dụng hiện nay :
a, Khi bếp hiện các chữ lập trình E1, E2, H1, H2.
Nguyên nhân là do: Chết cảm biến nhiệt trên mâm hồng ngoại hoặc chết quạt tản nhiệt.
Cách xử lý trong trường hợp này là: Thay cảm biến nhiệt hoặc thay quạt tản nhiệt.

b, Bếp hồng ngoại hiển thị các lỗi E3, E4, E5, E6, ... hoặc bếp chập chờn, hoạt động không ổn định (nguồn điện lúc có, lúc không).
Nguyên nhân là do: Bếp bị hở các mối hàn, hư tụ nguồn, hư Ic nguồn, hư diode nguồn, hư diode ổn áp, hư transistor nguồn. Lỗi này có thể đến từ mạch điều khiển và mạch công suất.
Cách xử lý trường hợp này: Hàn lại các mối hàn, kiểm tra các linh kiện trên mạch điều khiển, kiểm tra công suất và thay thế các linh kiện bị hư hỏng.
c, Bếp không mở được mặc dù vẫn vào điện, bếp tự bật hoặc tự tắt, không tăng giảm được nhiệt độ, ...
Nguyên nhân là do: Hở các mối hàn trên mạch điều khiển, hư tụ, hư điện trở, hư Ic điều khiển.
Cách xử lý trường hợp này: Hàn lại các mối hàn, kiểm tra áp trên mạch điều khiển đã đủ chưa, xem có bị đứt các đường đồng hay không, kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hư.

d, Mâm hồng ngoại không nóng mặc dù bếp vẫn vào điện và vẫn thao tác điều khiển được bình thường.
Nguyên nhân là do: Mâm hồng ngoại bị đứt, dây kết nối bị đứt, hư công tắc điện tử khởi động mâm.Với dòng bếp có cầu chì nhiệt hỗ trợ thì có thể hư cầu chì nhiệt.
Cách xử lý trường hợp này: Kiểm tra mâm, nếu bị đứt thì thay mâm mới. Kiểm tra dây kết nối, cầu chì nhiệt, công tắc điện tử, thay thế các linh kiện hư hỏng.

Nếu như bạn cần thay linh kiện, có thể tìm đến NVTshop để mua những loại phù hợp nhất hoặc tìm đến sử dụng dịch vụ sửa chữa bếp hồng ngoại của chúng tôi.
Một  lời khuyên dành cho bạn là: Nên thay cảm biến nhiệt và quạt tản nhiệt 2 năm 1 lần cho dù bếp nhà bạn vẫn hoạt động bình thường. Vì khi hoạt động với thời gian dài, các phụ kiện này sẽ bị hao mòn và giảm hiệu suất hoạt động, gây tốn kém năng lượng.

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới