Thursday, November 23, 2017

Tìm hiểu về các cách phân loại và các loại điện trở



Điện trở là những thành phần linh kiện thụ động, nghĩa là nó một linh kiện chỉ tiêu thụ điện năng và dòng điện đi qua nó phụ thuộc vào bản thân nó cũng như điện áp đặt vào mà không thể điều khiển được. Điện trở thường được đặt vào các mạch mà chúng cần bổ sung thành phần hoạt động như vi điều khiển, op-amps và các mạch tích hợp khác.


Điện trở là một phần tử mạch rất cơ bản và phổ biến nhất, là thành phần của mạch điện có chức năng cản trở dòng dịch chuyển của electron. Ứng dụng của điện trở là để điều khiển dòng điện trong một mạch điện. Bạn không thể tìm thấy bất kỳ thiết bị điện nào hoặc mạch điện nào mà không cần điện trở.
Giá trị của một điện trở được đo bằng ohms. Các bội số như là: kilo-ohms, mega-ohms, hay giga-ohms. Đơn vị phổ biến nhất của điện trở là kilohm (kΩ). Một người học điện tử không thể không biết điện trở là gì vì đây là một linh kiện cơ bản nhất.
2. Phân loại điện trở
Có rất nhiều loại điện trở khác nhau và được sản xuất theo nhiều cách để đảm bảo sự phù hợp của chúng với một số lĩnh vực mà chúng ứng dụng, chẳng hạn như đề cao tính ổn định, điện áp cao, dòng cao, …, hoặc cũng có thể nó được sử dụng như điện trở cho mục đích chung, nơi đặc điểm riêng của nó ít được quan tâm hơn.
Một số đặc điểm chung liên quan đến điện trở là: hệ số điện áp, hệ số nhiệt độ, tần số đáp ứng, nhiễu, công suất, điểm mức của điện trở nhiệt, độ tin cậy và kích thước vật lý.
2.1 Dựa vào tính chất dẫn điện của điện trở, có thể được phân loại điện trở như sau
+ Điện trở tuyến tính: là loại điện trở có trở kháng không đổi khi có sự chênh lệch điện áp trên nó. Thậm chí trở kháng hoặc dòng điện chạy qua điện trở cũng không thay đổi khi điện áp (P.D) thay đổi. Các đặc tính V-I của điện trở là tuyến tính.

+ Điện trở phi tuyến tính: Là những loại điện trở trong đó dòng điện đi qua nó không chính xác tỷ lệ thuận với sự chênh lệch điện áp trên nó. Những loại điện trở phi tuyến tính V-I này sẽ không tuân theo định luật ohm.

2.2 Dựa trên giá trị của điện trở

+ Điện trở có giá trị cố định: là những loại điện trở đã được cố định chính xác giá trị điện trở suất ngay rong khi sản xuất và không thể thay đổi trong quá trình sử dụng.

+ Biến trở (chiết áp): là những loại điện trở có giá trị điện trở suất thay đổi được trong quá trình sử dụng. Loại điện trở này thường chứa một trục có thể xoay, di chuyển bằng tay hoặc có một khe điều khiển bằng vít để thay đổi giá trị của nó trong một khoảng phạm vi cố định.  

2.3 Dựa trên chức năng của điện trở
+ Điện trở chính xác
Điện trở chính xác là điện trở có giá trị dung sai rất thấp, rất chính xác (sát với giá trị danh nghĩa của nó). Các điện trở đều được đi với một giá trị, được đưa ra như là một tỷ lệ phần trăm. Và các giá trị dung sai sẽ cho chúng ta biết thông số thực gần với giá trị danh nghĩa.


+ Điện trở nóng chảy (Fusible Resistor )
Điện trở nóng chảy là một loại điện trở dây quấn được thiết kế để có thể dễ dàng bị nung hỏng khi công suất qua điện trở vượt mức cho phép. Khi công suất vượt quá mức cho phép, nó có chức năng giống như một cầu chì, bị nóng chảy, và làm hở mạch để bảo vệ các thành phần trong mạch điện.
Khi công suất không vượt quá thì nó hoạt động như một điện trở hạn dòng.  

+ Điện trở nhiệt (Thermistor):
Đây là một điện trở nhạy cảm với nhiệt, giá trị điện trở suất của nó sẽ thay đổi theo những thay đổi trong nhiệt độ khi hoạt động. Do hiệu ứng tự làm nóng của dòng điện trong điện trở nhiệt mà các thiết bị sẽ tự thay đổi trở kháng theo những thay đổi của dòng điện.
+ Điện trở quang (Photoresistors):

Điện trở quang là điện trở có giá trị trở kháng thay đổi theo mức ánh sáng chiếu vào bề mặt của nó. Trong không gian tối, điện trở của điện trở quang là rất cao, có thể một vài MΩ, tùy thuộc vào hiệu suất trở kháng riêng của nó. Khi ánh sáng mạnh chạm bề mặt, sức đề kháng của Điện trở quang giảm đáng kể, có thể là thấp như 400Ω

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới