Sunday, November 19, 2017

Sinh viên học ngành điện - điện tử ra làm gì?

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động tại Việt Nam thì hàng loạt các ngành về điện tử như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử,  sửa chữa Ô tô, Chế tạo máy... đang thiếu nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh trong những nhóm ngành này hiện còn rất thấp. Vì vậy, cơ hội việc làm, phát triển cho những sinh viên theo học điện tử nói trên là rất cao.


Nếu như bạn đang muốn theo đuổi học ngành điện - điện tử, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây:
1. Sinh viên ngành điện - điện tử cần phải học những gì?
Là sinh viên học ngành điện – điện tử, người học sẽ được học chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến các thiết bị điện và thiết bị điện tử.
Đặc điểm chung của học ngành điện - điện tử đó là xây dựng được hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; kiểm soát các thông số điện đến hoạt động của các máy móc một cách tự động. Do vậy ngành học này sẽ tập trung vào nguyên lý và các ứng dụng của những thiết bị trong hệ thống này.
Đầu tiên, điều khiển đến tín hiệu điện sẽ liên quan đến các mạch điện tử, nên khi đã là dân trong ngành Điện - Điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, các mạch điện tử, hiểu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử đã được xây dựng sẵn.

Ở bậc Đại học thì nhiều trường còn phân ngành chuyên sâu hơn thành: điện tử viễn thông, điều khiển tự động, ... Các chuyên ngành này đều được trang bị, cập nhật cho sinh viên  những kiến thức cơ bản và chuyên ngành. Cụ thể, sinh viên sẽ được học chuyên sâu hơn những kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, vật liệu điện, máy điện, đo lường điện, vẽ điện, thiết kế mạch điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật cao tần, an toàn điện, mạch điện, một vài máy móc phổ biến, …
2. Học ngành điện - điện tử ra sẽ làm việc gì?
Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa hệ thống máy móc thông qua các hệ thống điều khiển. Và công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này nằm trong khả năng của sinh viên ngành Điện - Điện tử.

Không chỉ có vậy, vì được đào tạo rất nhiều kiến thức liên quan đến điện và điện tử nên kỹ sư ngành Điện - Điện tử có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau mà thị trường nhân lực đang rất “săn đón” hiện nay.
Chẳng hạn, họ có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; công ty điện lực; các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.

Kỹ sư điện còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, điều khiển mạng lưới điện tại các công ty, các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa, điện tử hóa.
Với vai trò quan trọng trong đời sống thực tế và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, sinh viên theo học ngành Điện – Điện tử có thể tự tin về một việc làm phù hợp, có sự thăng tiến, phát triển với mức thu nhập ổn định sau khi ra trường. Điều quan trọng nhất là các bạn phải trả lời được câu hỏi học điện tử ở đâu chất lượng nhất?

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới