Trang

Hộp tìm kiếm

Tuesday, November 21, 2017

Phân loại linh kiện điện tử

Linh kiện điện tử là một thành phần điện tử cơ bản nhất của một thiết bị điện và cũng có thể có trong một linh kiện riêng biệt (tức là một thiết bị riêng lẻ hay một linh kiện rời rạc) có hai hay nhiều đầu nối điện.
Những linh kiện điện tử này sẽ được kết nối với nhau để tạo ra một mạch điện tử (một mạch riêng biệt) với một chức năng cụ thể nào đó. Thông thường thì các linh kiện này sẽ được hàn trên một mảnh nhựa, kim loại để kết nối với nhau. Các linh kiện điện tử cơ bản có thể được đóng gói riêng biệt, như một mảng hoặc mạng của các linh kiện giống nhau, hoặc có thể được tích hợp vào các gói như các mạch tích hợp bán dẫn (IC), các chip dán hoặc mạch tích hợp lai.


Phân loại linh kiện điện tử có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng thông thường người ta thường dựa vào mục đích chính của chúng là để phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện đó có thể đạt được. Bởi vậy mà nó thường được phân loại theo tác động tới tín hiệu điện. Cách phân loại này thì sẽ bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không có sự cần thiết phải ghi chú, như toả nhiệt, công suất lớn, gây nhiễu.
Linh kiện điện tử có thể được phân loại là linh kiện thụ động (passive) hoặc linh kiện chủ động (active). Định nghĩa theo vật lý học thì linh kiện thụ động là linh kiện không thể tự cung cấp năng lượng cho chính nó.
Linh kiện điện tử thụ động

Linh kiện điện tử thụ động không thể phát năng lượng vào trong các mạch mà chúng được kết nối. Chúng cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng khác trừ khi nó có nguồn sẵn khi kết nối với các mạch (AC). Bởi vậy mà chúng không thể có chức năng khuếch đại (tăng cường độ của một tín hiệu), mặc dù chúng có thể làm tăng điện áp hoặc thay đổi dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hưởng. Đa số các linh kiện điện tử thụ động là linh kiện có 2 đầu kết nối (2-terminal component) như tụ điện, điện trở, cuộn cảm hay máy biến áp.
Nhìn chung, linh kiện điện tử bị động không cấp nguồn vào mạch mà nó có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, ...
Linh kiện điện tử chủ động

Linh kiện điện tử chủ động thường dựa vào một nguồn năng lượng (thông thường là từ các mạch DC) và chúng thường có khả năng để đưa điện vào một mạch điện. Điều này bao gồm các thành phần khuếch đại như bóng bán dẫn (transistor), tunnel diodes và các ống chân không triode (Triode vacuum tubes).
Nhìn chung, linh kiện chủ động là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra một nguồn tín hiệu mới. Ở trong mạch tương đương thì nó biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như  transistor, diode, ...
Khi hiểu rõ về phân loại các linh kiện điện tử thì cũng giúp chúng ta một phần nào đó biết cách kiểm tra linh kiện điện tử

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới