Một OPAMP - IC khuếch đại thuật toán trong thực tế |
Công dụng, vai trò của bộ khuếch đại thuật toán OPAMP
Trước khi chúng ta đi tìm hiểu sâu về bộ khuếch đại thuật toán này hãy xem nó có thể làm được gì ?
- Khuếch đại tín hiệu bé thành tín hiệu lớn hơn
- So sánh điện áp
- Tạo dao động
- Mạch phát dao động
- Điều chế độ rộng xung PWM
-Khuếch đại tín hiệu vi sai, tín hiệu đo lường.
.... Và rất nhiều chức năng khác nữa
Ký hiệu , sơ đồ và các tham số cơ bản khi sử dụng OPAMP
Bộ khuếch đại thuật toán trong thực tế là một IC tích hợp và bạn có thể thấy chúng được ký hiệu dưới hình dạng sau
KÝ HIỆU BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN |
Chân V+: Đầu vào tín hiệu không đảo
Chân V-: Đầu vào tín hiệu đảo
Chân Vs+: Chân nguồn nuôi điện áp dương
Chân Vs_: Chân nguồn nuôi điện áp âm
Vout: Chân xuất tín hiệu điện áp ra
Đấy là ký hiệu trong mạch điện của các bộ khuếch đại thuật toán (OPAMP ) trong thực tế được tích hợp trong các IC thông dụng như LM358, LM339, LM324, LM393, uP741,....
SƠ ĐỒ CHÂN LM358 |
- Điện áp nguồn nuôi: Nuôi bằng nguồn đơn hay nguồn đối xứng, điện áp nguồn cấp tối đa là bao nhiêu. Khi sử dụng nếu ta cấp điện áp lớn hơn điện áp chịu đựng tối đa thì OPAMP sẽ chết.
- Tổng trở đầu vào, tổng trở đầu ra: Tổng trở vào càng cao càng tốt, tổng trở ra càng nhỏ càng tốt
-Tần số hoạt động : Càng lớn càng tốt
Một số ví dụ cụ thể về ứng dụng của OPAMP trong thiết bị thực tế
Các bộ khuếch đại thuật toán OPAMP được sử dụng phổ biến trong hầu hết các thiết bị điện tử dân dụng cũng như công nghiệp.
Một OPAMP trong mạch tiền khuếch đại của một Ampli |
IC OPAMP LM339 trong bếp từ |
IC LM339 TRONG BO MẠCH NGUỒN XUNG |
TỔNG KẾT:
Bài viết này tuy tôi viết khá sơ lược nhưng đá tóm tắt được bản chất của opamp là gì. Những thông số quan trọng khi sử dụng một bộ khuếch đại, so sánh tín hiệu điện áp trong thực tế. Các bộ opamp được tích hợp trong các IC như LM358, up741, lm324, LM339, LM393, 4558, ....Đó là những IC khuếch đại thuật toán thông dụng trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử.
mong nvt đăng bài viết chi tiết về tín hiệu là gì?
ReplyDelete