Nhận biết transistor kích xung trong bếp từ
Các tránsístor kích xung bên trong bếp từ được sắp xếp gần nhau và chúng được kết nối với đường 18V, chân ra của vi xử lý , IC LM339, IC LM358 .
Các transístor kích xung bên trong bếp từ |
Các transistor kích xung điều khiển thường đứng thành một nhóm gần nhau, các chân của chúng liên kết với nhau tạo thành một mạch kín có nhiệm vụ kích dẫn xung điện 18V vào chân G của IGBT cũng như dập xung điện kích dẫn chân G xuống mass. Để hiểu rõ vị trí đấu nối các transsistỏr trong bảng mạch trên các bạn cần phải quan sát thật kĩ và đọc được sơ đồ mạch như hình dưới đây.
Sơ đồ nguyên lý khối công suất bên trong bếp điện từ |
Transistor S8050, S8550 trong thực tế và ký hiệu của chúng |
Nhìn từ mặt chữ thì thứ tự các chân của transistor S8050 và S8550 là E, B , C. Chân E luôn là chân có ký hiệu mũi tên chỉ chiều đi của dòng điện bên trong nó. Trên thì trường linh kiện điện tử thì transistor này có giá bán lẻ từ 250 đồng đến 1000 đồng/ con.
Các kiểu transistor được sử dụng trong mạch kích xung IGBT trong bếp từ
Với các bếp từ đơn đơn giản thì các transistor kích xung được sử dụng là hai con transistor như trên tôi đã nói nhưng với các bếp từ cao cấp thì người ta hay sử dụng transistor dạng dán (SMD) làm các transistor kích xung. Các transistor loại này thường có kích thước bé và chân linh kiện được hàn trực tiếp vào mạch in mà không cần xuyên qua lỗ trên bảng mạch. Về mặt nguyên tắc hoạt động thì nó giống hệt transistor dạng chân cắm , chúng chỉ khác nhau về hình dạng bề ngoài mà thôi. Các transistor SMD được sử dụng phổ biến bên trong bếp từ có mã ký hiệu trên thân linh kiện là Y1 và Y2 . Trong đó transistor có mã Y1 sẽ tương đương với transistor S8050, còn transistor có mã Y2 sẽ tương đương với transistor thuận S8550.
Transistor dạng dán mã Y1 tương đương transistor S8050 |
Các bạn muốn sửa chữa bếp từ chuyên nghiệp cần phải nắm vứng các chân E, B, C của các transistor này. Với transistor Y1 và Y2 thì chân ở giữa phía trên là chân C, chân ở dưới bên trái là chân B, chân ở dưới bên phải là chân E. Trong đó transistor Y1 là transistor nghịch còn Y2 là transistor thuận.Với kinh nghiệm sửa bếp từ cho hàng ngàn khách hàng tôi biết rằng hầu hết các bếp từ Midea đều sử dụng transistor kích xung là Y1 và Y2.
Khi nào cần chú ý đến các transistor kích xung
-Với các biểu hiện bếp từ không nhận nồi, chỉ kêu tít tít bạn cần kiểm tra lại các transistor này xem có bị đứt không.
- Khi bếp từ bị đứt cầu chì , sau đó bạn thay IGBT và cầu diode mới vào nhưng cắm điện vào thì IGBT lại chập tiếp thì các bạn cũng cần kiểm tra các transistor kích xung xem các transistor này có bị chập không. Tức là mỗi lần thay sò công suất IGBT thì các bạn cần phải đảm bảo là các transistor kích xung còn tốt nguyên vẹn.
Việc thay thế transistor kích xung IGBT cần chú ý điều gì
Việc thay thế transistor không quá khó khăn đối với một kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp nhưng sẽ là ác mộng đối với các bác thợ điện cơ, điện lạnh. Việc thay thế các transistor kích xung có thể thay thế S8050 cho y1 , S8550 cho y2 nhưng cần phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:
- Các chân E, B, C phải được lắp đúng cực
- Transistor nghịch phải được thay cho transistor nghịch, Transistor thuận phải thay cho transistor thuận. Tức là S8050 không được thay nhầm sang S8550 và ngược lại. Y1 không được thay nhầm sang Y2 và ngược lại.
Tác giả : Kỹ sư điện tử thực dụng Nguyễn Vĩnh Thắng
Bài viết rất hay , hãy viết tiếp những bài tương tự như vậy nữa nhé xin cám ơn .
ReplyDeletebán cho em 1 bộ sách dạy sửa bếp đc ko?
ReplyDeletea ơi bán em bộ sách này đi ạ e o bac ninh
ReplyDeletea ơi bán em bộ sách này đi ạ e o bac ninh
ReplyDeleteRất hay và ý nghĩa. Thanks
ReplyDelete