Sự thực thì lại quá phũ phàng vì cuộc sống nó không giống với cuộc đời (cười tí). Để tạo ra thu nhập ở cuộc sống thực tại (chỉ nói ở Việt Nam thôi) thì không cần quá nhiều các kiến thức cao siêu như thiết kế mạch điện, lập trình vi xử lý hay làm ra những cỗ máy lý tưởng trên giấy tờ.... Những kiến thức đó chỉ áp dụng cho những sinh viên thực sự xuất sắc ( phải là chuyên nghiệp, lý thuyết tính toán chuẩn, không phải chuyên đi copy mạch điện, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có tính thực tế cao....mà ở việt nam này thì ít ai đạt được lắm). Những cái gì xã hội cần chính là những gì mình cần học. Đơn giản vậy thôi, và khi chúng ta phục vụ được cuộc sống , phục vụ được xã hội thì ta cũng sẽ phục vụ được chính mình. Và sau đây là những lý do để giải thích vì sao phần nhiều sinh viên, thạc sỹ học kỹ thuật điện tử mà không thể sửa chữa hay bảo trì các thiết bị điện tử. ( Đây cũng là lý do vì sao sinh viên ra trường hay làm trái ngành)
1) Quá ngộ nhận về bản thân, tưởng mình giỏi
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của các sinh viên, nhất là những sinh viên học lực khá. Hầu hết các kiến thức được học trong trường chỉ mang nặng tính lý thuyết, không giải quyết được vấn đề học ra để làm gì. Các bạn sinh viên lại cứ căn cứ vào điểm số rồi đánh đồng vào năng lực của mình dẫn đến tự phụ ( mà cứ nghĩ mình tự tin). Chính những sự tự tin thái quá này thì sẽ làm bạn càng sốc khi ra trường với một đống lý thuyết trừu tượng mà tính thực tế lại không đáng là mà bao.
Chúng ta cũng giống như chú ếch này |
2) Không biết mục đích của mình học để làm gì.
Khi bạn xác định được mục đích học của mình để làm gì thì bạn sẽ biết tìm kiếm những thông tin có ích nhất cho kế hoạch họp tập của mình. Giữa biển trời thông tin như hiện nay thì việc chắt lọc được những gì mình quan tâm, mình dồn tâm huyết , mình đam mê là một điều rất quan trọng. Chẳng hạn đối với người xác định chuyên về làm thiết kế mạch điện thì cần quan tâm nhiều đến tính toán, quá trình diễn biến của dòng điện, điện áp, các đặc tuyến của linh kiện... còn đối với người kỹ thuật sửa chữa thì lại cần quan tâm nhiều đến hình dạng thực tế của linh kiện, các thông số cần quan tâm khi thay thế, các dạng mạch tổng quát, nguyên lý của một thiết bị. Dù sao chúng ta học cũng chính là học một cái nghề. Hãy chọn cho mình là trở thành giáo sư hay là một người kỹ thuật viên có tính thực tế cao nhé.
HÃY CHỌN CHO MÌNH MỘT LĨNH VỰC |
3) Học quá nhiều lý thuyết nhưng tính thực tế lại ít
Trong trường các bạn có thể được học rất nhiều về linh kiện, về đặc tuyến của của các linh kiện, về kỹ thuật dao động, kỹ thuật xung số, các loại logic... Rất tiếc là những kiến thức đó phần nhiều dành cho người thiết kế chứ không phải dành cho người kỹ thuật bảo trì hay sửa chữa. Bạn có bao giờ tự hỏi là ở ngoài đời con diode hay con transistor nó có bao nhiêu loại? hình dáng của chúng ra sao? Các thông số gì cần quan tâm trong datasheet ? Kiểm tra các linh kiện đó bằng đồng hồ vạn năng thế nào? ...Nếu không trả lời được những câu hỏi đó thì chắc chắn bạn không thể sửa được thiết bị , máy móc điện tử rồi.
CÀNG THỰC HÀNH NHIỀU, TÌM HIỂU NHIỀU THÌ CÀNG GIỎI NGHỀ |
Trên đây là những lý do mà trung tâm kỹ thuật điện tử NVT đã tổng hợp để trả lời cho câu hỏi " Vì sao học điện tử trong trường mà không thể sửa được thiết bị điện tử. Nếu bài viết có ích thì xin bạn hãy để lại nhận xét hoặc chia sẻ cho bạn bè nha. Với mong muốn được góp phần nào nhỏ bé các kiến thức về kỹ thuật điện tử tôi đã lập ra chuyên mục " HỌC ĐỂ LÀM" trên chính website này nhằm hỗ trợ các bạn trẻ trên con đường tạo dựng một nghề nghiệp cho chính mình.
CÁC BẠN QUAN TÂM VỀ NGHỀ ĐIỆN TỬ CÓ THỂ ĐỌC CÁC BÀI SAU:
-
-Học nghề điện tử bắt đầu từ đâu
-Trường nghề, trường đời và cái giá phải trả!
-Các dụng cụ cần có của một người thợ sửa điện tử!
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NVT_SỰ LỰA CHỌN TIN CẬY CHO BẠN
Nếu bạn cảm thấy có ích thì hãy để lại nhận xét hoặc chia sẻ cho bạn bè để chúng tôi phát triển hơn nhằm mang lại chút ít kiến thức điện tử cho nhiều người yêu thích kỹ thuật ứng dụng!! Chúc các bạn thành công
ReplyDeleteXin hỏi trung tâm có nhận dạy nghề không? Hiện tại em là sinh viên kỹ thuật nhưng muốn sau này ra mở dịch vụ sửa chữa vậy trung tâm hãy tư vấn cho em! Em xin cám ơn!
ReplyDeleteChúng tôi chỉ nhận những ai đã có kiến thức nền tảng tốt. Những ai muốn nâng cao tay nghề! Và chỉ nhận những người muốn học thực sự để theo nghề bạn nhé!
Deletehay
ReplyDelete