Tôi là Nguyễn Vĩnh Thắng, kỹ thuật viên chính của trung tâm điện tử thực dụng NVT. Hiện tại tôi vừa làm chuyên môn của tôi là lập trình, sửa chữa, thiết kế các máy móc thiết bị điện tử gia dụng, điện tử tự động hóa...và vừa là người biên tập nội dung của chuyên mục "HỌC ĐỂ LÀM" trên chính website www.bachkhoadientu.com.Tôi mong muốn được chia sẻ những gì cơ bản nhất, thiết thực nhất và thực dụng nhất đến tất cả những ai yêu thích kỹ thuật điện tử_một lĩnh vực thật bao la và lý thú. Nếu bạn đang là một học sinh phổ thông đam mê máy móc hay yêu thích tự động hóa, nếu bạn đang là một sinh viên kỹ thuật điện muốn có một kiến thức nền tảng để làm việc sau này hoặc nếu bạn đang là một người có mong muốn được sống bằng nghề điện tử mà không phải làm cho công ty nào thì tôi nghĩ những gì tôi sắp chia sẻ dưới đây phần nào có ích cho bạn.
HỌC ĐIỆN TỬ TỪ NHỮNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TRONG ĐỜI SỐNG |
Tôi yêu thích điện tử kể từ khi tôi nhìn thấy người cậu của mình quấn biến áp hàn và làm bình ắc quy (lớn lên tôi mới biết đó là bình ắc quy). Lúc đó tôi chỉ biết rằng không hiểu sao mà ông cậu cứ cho cái bóng đèn vào hai đầu ắc quy thì sáng rực lên trông thật rạng rỡ và khi đó tôi mới 5 tuổi.
Từ lớp 1 đến cho đến lớp 6 tôi hay loanh quanh ở các bãi đồng nát để xin đồ điện cũ về nghịch và nghịch, tôi không có một khái niệm gì về điện nhưng cũng biết khi cho pin vào bóng đèn thì nó sáng, cho pin vào cái động cơ một chiều ở cái ô tô đồ chơi thì nó quay và cũng biết đảo chiều pin để động cơ quay ngược lại nhưng cũng không biết tại sao nó lại quay ngược.
Lên lớp 7 bắt đầu được học khái niệm về điện tích, các cách tạo ra điện và tác dụng của dòng điện. Tôi bắt đầu thấy lý thú và tìm hiểu điện bài bản hơn.
Từ lớp 9 đến hết cấp 3 tôi đã thành thạo đấu điện trong gia đình, tôi đã làm được một thiết bị đèn nhấp nháy tự động đầu tiên nhờ một chiếc đĩa CD có dán những mảnh băng dính đen và một chiếc cảm biến quang học. Mặc dù mải nghịch nhưng điểm trung bình các năm môn Vật lý của tôi từ lớp 6 đến hết lớp 12 chưa bao giờ dưới 8. Tìm hiểu vật lý và tính toán vật lý là sở thích của tôi. Học hết cấp 3 tôi đã có thể sửa được một số đồ điện gia đình như sửa nồi cơm điện tử , ấm siêu tốc, đèn ngủ, ..nhưng nói chung khá sơ khai vì tôi chưa thể hiểu được bán dẫn là gì và các linh kiện bán dẫn hoạt động như thế nào và thiết kế tính toán nó ra sao.
Lên đại học tôi đã không chọn nghành điện tử mà lại học nghành hệ thống điện theo xu thế của sinh viên trong trường và các lời khuyên của đàn anh đàn chị. Tôi không hối tiếc vè lựa chọn này nhưng nó chiếm khá nhiều thời gian của một đời người sau khi trải qua 5 năm học không hứng thú. Trong quá trình học đại học tôi vẫn thường xuyên vào các diễn đàn, các forum thảo luận về điện tử, tự động hóa. Tôi tự mua sách kỹ thuật điện tử cơ bản về học, tôi mua các kít lập trình vi điều khiển rồi làm những ứng dụng thực tế ngoài ra tôi cũng bắt đầu xin vào học ở các hiệu sửa chữa điện tử với một khoản học phí nho nhỏ để được thực hành trên nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng... Tôi bắt đầu học thiết kế sản phẩm ứng dụng từ đèn nhấp nháy, tự động bật đèn khi trời tối, báo động khi có người đi qua, các thiết bị điều khiển từ xa, các thiết bị đo lường trên máy tính rồi đến cả lập trình PLC và lập trình giao diện. Về nhà tôi nhận sửa chữa miễn phí các đồ điện gia dụng như quạt điện, chấn lưu, bóng compac, bếp từ... Sau khoảng thời gian đó tôi đã có kỹ năng kiểm tra linh kiện điện tử chuyên nghiệp , điều này giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc kỹ thuật điện tử của tôi.
Học điện tử cơ bản từ những thiết bị phổ thông trong đời sống và đặc biệt là cần những tài liệu hướng dẫn sửa chữa chuyên nghiệp.
HỌC ĐIỆN TỬ CĂN BẢN TỪ NHỮNG LINH KIỆN CƠ BẢN |
Khi tốt nghiệp đại học được 1 tháng với tấm bằng trung bình khá tôi xin vào làm việc trong một công ty chuyên về xử lý nước thải và chế tạo thiết bị y tế. Sau khi trải qua 2 cuộc phỏng vấn căng thẳng thì tôi chính thức vào làm cho công ty. Công việc chính của tôi là thiết kế tủ điện điều khiển các hệ thống xử lý nước thải trong bệnh viện sao cho nó hoạt động tự động tuân theo yêu cầu hệ thống, thông thường các tủ điện này đều có PLC và các bộ điều khiển điện tử cũng như hàng trăm khóa chuyển mạch, khởi động từ, rơ le nhiệt cùng hàng ngàn đầu dây đấu nối. Vì có kiến thức điện tử cơ bản lên khi làm việc tôi cũng tiếp cận các máy móc kỹ thuật khá nhanh. Trong thời gian làm việc ở công ty này thì tối về tôi vẫn tiếp tục đọc các tài liệu về điện tử thực hành, các mạch điện trong các thiết bị điện tử gia dụng, các cảm biến được sử dụng trong công nghiệp , các linh kiện điện tử trong các máy móc ngoài đời. Làm việc ở công ty tuy là chỉ ngồi vẽ, thiết kế và lập trình trong phòng điều thòa nhưng tôi vẫn cảm thấy bị chi phối vì thường xuyên bị điều động đi lắp đặt những hệ thống tôi đã thiết kế ra tận mãi trong miền Tây (công ty thì ở Hà Nội). Làm được 1 năm tôi quyết định xin nghỉ việc và gác bằng đại học vào trong tủ. Công việc đầu tiên của tôi thiên về tự động hóa và điện tử còn tấm bằng của tôi ghi là kỹ sư hệ thống điện, điều đó nói lên rằng kỹ năng của bạn quan trọng hơn là tấm bằng. Tôi gác bằng tốt nghiệp vào tủ rồi đi tìm sư phụ ngoài đời, ngoài xã hội và giờ đây tôi trở về với chính mình_một người thợ sửa điện tử!
Với cá nhân tôi thì có những thứ sau sẽ là nền tảng để phát triển kỹ thuật điện tử cho những người mới học.
- Chịu khó học tập kiến thức vật lý phổ thông để tự trả lời hiệu điện thế là gì, dòng điện là gì, điện trở là gì, từ trường là gì, tác dụng của dòng điện, cách biến đổi điện áp, các công thức tính toàn cơ bản như công suất, độ lệch pha, độ tich điện, độ tự cảm... Vật lý phổ thông là nền tảng để hiểu được các nguyên lý hoạt động của máy móc.
- Nắm chắc linh kiện điện tử, cáu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.
- Nắm chắc các mạch điện cơ bản được lắp ráp từ những linh kiện rời rạc
- Nắm chắc cách đọc sơ đồ mạch điện, cách phân tích mạch điện
- Nắm chắc cách kiểm tra linh kiện bằng đồng hồ vạn năng. Tôi nghĩ đây là một kỹ năng quan trọng nhất đối với người thợ điện tử và cũng là kỹ năng khó học nhất vì chưa có trường lớp hay giáo trình nào dạy cái này chi tiết và cụ thể. Giải quyết lỗi của một thiết bị nhanh hay chậm phụ thuộc vào kỹ năng phán đoán, phân vùng và kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng của người thợ. Xin các bạn nhớ rằng trong các trường đại học ở Việt Nam ta hầu hết (không phải tất cả) các giảng viên đều không có nhiều thực tế với các máy móc và thiết bị điện tử trong cuộc sống nên nếu bạn muốn trở thành kỹ thuật viên điện tử thực hành thì phải ra ngoài đời học thêm, tôi không dám chê bai ai nhưng đó là sự thực vì tôi cũng là sản phẩm của trường đại học mà ra.
--->"GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TỪ A-->Z"
----> TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU
Đôi điều muốn chia sẻ cùng những ai yêu thích kỹ thuật điện tử ứng dụng!!!!!
Các bạn có thể tải bài viết này về TẠI ĐÂY
Tác giả : Nguyễn Vĩnh Thắng
Các bạn có thể tải bài viết này về TẠI ĐÂY
Tác giả : Nguyễn Vĩnh Thắng
bài viết của anh rất thực tế e thấy rất thú vị cám ơn anh vì những chia sẻ vừa r
ReplyDeleteCám ơn chú đã góp ý!!!
DeleteCảm ơn bài chia sẻ rất tâm huyết của anh, tiếc là anh ở Hà Nội nên em không thể ra học được :( Liệu có thể học online được không anh Tú?
ReplyDeleteAnh ơi, tôi năm nay 33 tuổi, trước khi đi học tôi cũng rất yêu vật lý, nhưng rồi ko đến nơi đến trốn. Cũng làm nhiều ngành nghề rồi mà chẳng cái j tâm đắc, hiện nay tôi mở 2 cửa hàng thiết bị nhà bếp với suy nghĩ của 1 con buôn nhỏ ko có chiều sâu nghề nghiệp. Đọc đc những chia sẻ tâm huyết của anh tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm với nghề, thì nghề mới đáp trả. Rất mong a giúp đỡ và chỉ dạy cho tôi, có lẽ hơi muộn để học từ đầu, nhưng tôi dám đảm bảo sẽ quyết tâm để không phụ nghề. Cám ơn anh rất nhiều, a khai xuân và có lịch dạy chưa ạ, tôi rất mong sớm được đăng ký vào lớp học của a!
ReplyDeleteRất vui khi anh đến tham gia khóa học này. Qua 20/2 em sẽ tiến hành khai xuân. Chúc anh đạt được nhiều niềm vui trong cuộc sống!
DeleteHọc phí thế nào a nhỉ. A có dạy về sửa main máy tính không anh
ReplyDeletera năm bg mới thu xếp đc cv
ReplyDeletehôm nào có lớp mới a nhỉ tôi muốn sang để học ngay anh ạ
A oi ...co lop day nhung nguoi chua co kien thuc co ban dien tu khong ah...
ReplyDeleteBen e co nhu cai tuyen tho hoc viec chuyen sua chua ti vi mong a co nhu cau a lo e nhe
DeleteSdt cua e la 0978645045
DeleteEm chưa biết nhiều về các thiết bị trong gia đình, chỉ học kiến thức vật lí trên lớp thôi thì có học điện điện tử đựoc không anh?
ReplyDeleteBen e đang co nhu cau tuyen tho hoc viec chuyen sua chua ti vi mong co cho ăn ở luon a co nhu cau Alo e nhe 0978645045
DeleteEm cũg muốn học ngàh điện dân dụng đồ điện tử nhưg k biết lm thế nào.và e muốn học 1 khóa học căn bản thì phải làm như nào ạ
ReplyDeletebất ngờ hôm nay khi đi trên xe bus,em bỗng dưng rất mong muốn tìm hiểu về điện tử và muốn học về điện tử. không biết học trên internet thôi có được không anh
ReplyDeleteTrung tam ben e đang co nhu cau tuyen to hoc viec chuyen sua ti vi mong neu anh co nhu cau Alo e theo sdt 0978645045 nhe
Deletetừ nhỏ đến năm 12 em như bác... tiếc là e đi nhầm đường để giờ 41 tuổi rồi, trí nhớ kém đi và chắc ko còn thời gian để trọn lại. Tôi yêu đt
ReplyDeleteHiện bây giờ có lớp căn bản nào không ad! em ở HN và muốn đăng ký học ạ!
ReplyDeleteHiện bây giờ có lớp căn bản nào không ad! em ở HN và muốn đăng ký học ạ!
ReplyDeleteCho những ai đang muốn học Altium
ReplyDeletehttps://khuenguyencreator.com/hoc-altium-tu-a-toi-z-cho-sinh-vien/