Friday, August 4, 2017

CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

          Đo dòng điện có nhiều phương pháp và sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong các bài viết trước chúng tôi đã trình bày cách sử dụng ampe kìm để đo dòng điện. Bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng. Chúng ta biết rằng đồng hồ vạn năng co rất nhiều chức năng đo khác nhau như đo điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, đo điện trở, tụ điện, diode, tần số, nhiệt độ và một chức năng cơ bản không thể thiếu đó là chức năng đo dòng điện.
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Khi nào chúng ta sử dụng đồng hồ vạn năng khi nào sử dụng ampe kìm

- Đồng hồ vạn năng đo được chính xác dòng điện rất bé cỡ uA (micro Ampe). Một ampe kìm không thể đo được với độ chính xác cao như thế.
- Hầu hết các ampe kìm trên thị trường chỉ đo được dòng điện xoay chiều ( ampe kìm đo dòng điện một chiều thường rất đắt và độ chính xác không cao). Với đồng hồ vạn năng thì đo được cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
- Thang đo dòng của đồng hồ vạn năng còn có chức năng nối ngắn mạch , những kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp sẽ tận dụng đặc điểm này để đo kiểm mạch điện lúc cấp nguồn.

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng 
Đầu tiên bạn vặn thang đo về chế độ đo dòng uA, mA hoặc A bằng núm vặn trên đồng hồ. Sau đó nhổ que đo màu đỏ chuyển sang lỗ uA, mA hoặc A tương ứng với thang đo đã chọn trước đó. Các bạn hãy chú quan sát hình sau
Chọn thang đo dòng cho đồng hồ vặn năng
      Như vậy bước đầu chúng ta đã cài đặt được các thông số cơ bản để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng. Sau khi đã lựa chọn được thang đo và chuyển que đo sang lỗ cắm đo dòng ta tiếp tục chọn chế độ đo dòng một chiều (DC) hay dòng xoay chiều (AC) thông qua phím nhấn Select hoặc More  trên đồng hồ số (các nút này thường có màu xanh lam hoặc vàng ) cho đến khi màn hình hiển thị DC mA hoặc AC mA , DC A hoặc AC A . Việc chọn này phụ thuộc vào nguồn nuôi là nguồn một chiều hay nguồn xoay chiều. Một cực của nguồn nối với một cực của tải, cực nguồn còn lại đấu với que đỏ đồng hồ, que đen đồng hồ đấu với cực còn lại của tải. Như vậy có nghĩa là dòng điện sẽ bắt đầu từ một cực của  nguồn vào  đồng hồ --> qua  tải --> trở về cực còn lại của nguồn tạo thành một dòng điện khép kín như hình dưới đây

Dòng điện đi qua đồng hồ khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện
Các chú ý quan trọng khi đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
- Khi đo dòng điện với nguồn điện là điện áp cao thì tuyệt đối không được sờ vào đầu que đo.
- Không bao giờ để thang đo dòng điện và que đo ở lỗ cắm đo dòng mà cắm vào hai cực của nguồn điện. Điều này sẽ làm nổ cầu chì bên trong đồng hồ và có thể làm hỏng đồng hồ vạn năng
- Đo dòng điện AC thì phải chọn chế độ đo dòng AC, đo dòng điện DC thì phải chọn dòng DC . Nếu không chọn đúng thì đồng hồ không thể hiển thị đúng kết quả  hoặc có thể không thể hiển thị.
- Khi đo dòng điện lớn thì dây đo sẽ không chịu được dòng trong một thời gian dài. Vì thế chỉ đo dòng điện cỡ vài A trong khoảng dưới 30s nếu không dây đo sẽ bị chảy.
Dưới đây là video hướng dẫn đo dòng trong thực tế để các bạn có thể biết được cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng. Chúc các bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng một cách chuyên nghiệp nhất có thể để phục vụ công việc kỹ thuật của mình.

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới