Một số kiểu đèn LED |
Đèn LED được sử dụng nhiều trong biển quảng cáo |
Ưu điểm: Đèn LED có thể chế tạo với một kích thước rất nhỏ để có thể chiếu sáng bàn phím điện thoại, chiếu sáng màn hình của nhiều thiết bị câm tay. Đèn LED khi phát sáng gần như không tỏa nhiệt nên hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn so với bóng đèn sợi đốt. Tuổi thọ của đèn LED ngày càng được kéo dài và có nhiều màu sắc nên việc trình chiếu màu dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhược điểm : Vì đèn LED được chế tạo từ vật liệu bán dẫn lên nó sẽ độc hại đến môi trường, chế tạo đòi hỏi công nghệ cao nên giá thành đắt đỏ.
Cách mắc đèn led trong thực tế
Khi chúng ta muốn thắp sắng một bóng đèn LED chắc nhiều người sẽ hỏi cách mắc đèn LED như thế nào? Mắc đèn LED làm sao để tuổi thọ được bền ? Bóng đèn LED về bản chất là một diode bán dẫn nên nguyên tắc hoạt động hoàn toàn khác với bóng đèn sợi đốt thông thường. Để lắm vững cách mắc đèn LED đúng cách bạn cần phải hiểu rõ những nguyên tắc sau:
+ Đèn LED phải mắc đúng cực Anot(A) với (+) nguồn, cực Cathode (K) với (-) nguồn. Mắc theo chiều ngược lại đèn sẽ không sáng và có thể bị hỏng. Để có thể phân biệt được cực A và K của đèn LED thì bạn có thể dựa vào hình minh họa dưới đây. Thông thường cực A sẽ là cực có bản cực nhỏ và cực K sẽ là cực có bản cực lớn hơn.
Cách nhận biết cực Anot và Katot của bóng đèn |
+ Với bóng đèn sợi đốt khi bạn cấp nguồn điện mà nhỏ hơn điện áp định mức của bóng thì bóng vẫn có thể sáng nhưng sáng yếu hơn. Tuy nhiên với bóng đèn LED thì mỗi bóng LED sẽ có một dải điện áp hoạt động rất nhỏ. Nếu nguồn cấp thấp hơn giá trị điện áp nuôi nhỏ nhất của LED thì LED sẽ không sáng, Nếu nguồn cấp lớn hơn điện áp nuôi lớn nhất của LED thì LED sẽ cháy. Để nhìn rõ hơn về điện áp hoạt động của LED thì các bạn xem bảng dưới đây. Điện áp hoạt động của đèn LED phụ thuộc vào màu nó phát ra tức là phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó.
Dải điện áp hoạt động của đèn LED |
Cách tính điện trở cho LED: Giả sử ta có một nguồn điện 12V và muốn dùng nguồn điện này để thắp sáng một bóng đèn LED màu vàng. Lẽ dĩ nhiên khi ta mắc trực tiếp bóng LED này vào nguồn trên thì bóng LED sẽ cháy ngay. Ta sẽ mắc nối tiếp vào chân Anot của đèn LED với một điện trở rồi mới mắc đến nguồn như hình dưới đây.
Cách mắc điện trở cho LED |
R=(UN-VLed)/I Led=(12-2,1)/0,01=990 Ôm. Tuy nhiên trong thực tế không có 990 Ôm lên ta chọn điện trở là 1K.
Vậy muốn tính điện trở cho LED khi biết giá trị điện áp nguồn nuôi ta phải làm các bước sau:
- Xác định điện áp hoạt động của đèn LEd (VLed) giá trị này phụ thuộc vào màu sắc của LED như bảng trên
- Xác định dòng điện qua LED (I Led) từ vài mA đến vài chục mA (chọn càng lớn thì LED càng sáng nhưng càng nhanh chết, thông thường làm biển quảng cáo người ta chọn từ 8mA đến 25mA)
- Xác định giá trị điện áp nguồn nuôi ( UN)
- Tính giá trị điện trở R theo công thức sau: R=(UN- VLed)/ I Led
Tổng kết:
Sau bài viết này bạn học được gì?
- Trả lời được câu hỏi đèn LED là gì?
- Ưu và nhược điểm khi sử dụng đèn LED
- Cách phân biệt cực Anot và Katot của đèn LED
- Cách nhận biết điện áp nguồn nuôi cho LED thông qua màu sắc ánh sáng nó phát ra
- Cách tính toán điện trở hạn dòng cho LED khi mắc vào một nguồn điện áp biết trước, tức là bạn đã biết cách mắc đèn LED trong thực tế.
Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết về điện tử thực hành sau, chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
No comments :
Post a Comment
Có nhận xét mới