Thursday, November 19, 2015

CÁC KIỂU PHÍM NHẤN TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH!

           Hằng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử thông minh như nồi cơm điện tử, lò vi sóng, tv, bếp từ, smartphone, ampli, lò nướng bánh, máy pha cà phê,... Chúng ta biết rằng chúng đều có những phím nhấn để chúng ta tắt mở và điều khiển chức năng hoạt động. Vậy các bạn có bao giờ biết các phím nhấn này được cấu tạo thế nào và hoạt động ra sao? Các phím nhấn có tác dụng để người tương tác với máy nhằm đưa máy vào chế độ hoạt động theo một mục đích nào đó! Ở đây, với kinh nghiệm nhiều năm làm bảo trì, bảo hành cho hàng ngàn sản phẩm điện tử tôi sẽ chia ra làm 3 loại phím nhấn chính đó là : Phím nhấn giữ, phím nhấn nhả và phím cảm ứng. Cả 3 kiểu phím trên đều rất thông dụng trong các thiết bị điện tử dân dụng và đôi khi một thiết bị đều dùng cả 3 kiểu phím đó.

button là gì
MỘT KIỂU PHÍM NHẤN TRONG MỘT MẠCH ĐIỆN TỬ
1) Phím nhấn giữ

 Thường được sử dụng như một công tắc nguồn, công tắc chức năng trong các thiết bị như TV, đầu CD, DVD, Ampli, quạt điện, máy xay sinh tố, máy hút mùi, máy hút bụi., các hệ thống tủ điện điều khiển trong công nghiệp...

nút nhấn giữ trong công nghiệp
MỘT KIỂU NÚT NHẤN GIỮ TRONG CÔNG NGHIỆP



NUT NHẤN TRONG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG

         Các nút nhấn giữ thông thường được chế tạo như một công tắc gồm 2 hoặc nhiều tiếp điểm. Các tiếp điểm sẽ đóng lại với nhau khi nhấn lần 1 và sẽ nhả ra khi nhấn lần 2 .Chúng ta để ý tất cả các nút nguồn của TV, đầu DVD đều dùng nút nhấn kiểu này. Nói tổng kết lại thì phím nhấn kiểu này đơn thuần là một công tắc với nhấn lần 1 thì đóng công tắc và nhấn lần 2 thì công tắc mở ra.

2) Phím nhấn nhả

     Phím nhấn nhả ngày càng được sử dụng trong các thiết bị điện tử gia dụng như bếp từ, lò vi sóng, quạt điện tử, nồi cơm điện tử, máy pha cà phê tự động, các cây ATM, các máy tự động trong công nghiệp.....Phím nhấn nhả cũng bao gồm một nút nhấn và 2 tiếp điểm chính. Khi chúng ta nhấn nút thì hai tiếp điểm này đóng lại nhưng khi ta nhả tay ra thì chúng lại mở ra. Vậy là chúng chỉ có dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn khi chúng ta nhấn. Việc nhận biết phím được nhấn sẽ do các bộ vi xử lý hoặc các mạch điện tử số đảm nhiệm. Với phím bấm kiểu này thì bộ vi xử lý có thể xử lý hàng trăm phím trong một khoảng thời gian vài phần ngàn giây để nhận lệnh từ người dùng.

nút nhấn nhả
MỘT KIỂU PHÍM NHẤN NHẢ TRONG TAY ĐIỀU KHIỂN CỬA CUỐN

        Hiểu biết về phím nhấn nhả sẽ giúp bạn thiết kế hoặc sửa chữa điện tử chuyên nghiệp hơn. Các phím nhấn nhả chiếm phần lớn trong các bảng điều khiển của các thiết bị điện tử. Bàn phím máy tính  và bàn phím điện thoại là minh họa rõ ràng và phổ biến nhất cho kiểu phím này.

3) Phím nhấn kiểu cảm ứng

      Công nghệ ngày càng hiện đại, các nhà thiết kế đã chế tạo ra các kiểu bàn phím cảm ứng nhằm điều khiển nhanh hơn, ít phải dùng lực ấn phím hơn, dễ tích hợp vào trong các màn hình LCD.. Bàn phím cảm ứng phổ biến nhất là trên các điện thoại cảm ứng thông minh (smart phone) , các hệ thống màn hình điều khiển tự động trong công nghiệp còn gọi là HMI,  các máy bán hàng tự động, các cây ATM.....
Xét về cấu tạo thì phím nhấn kiểu cảm ứng sẽ gồm ma trận các điểm cảm ứng, mỗi điểm này sẽ có giá trị điện trở hoặc điện dung nào đó, khi tay ta nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi và một bộ vi xử lý sẽ nhận biết sự thay đổi này để biết thao tác của người dùng rồi từ đó điều khiển máy móc theo yêu cầu của người sử dụng.

MỘT KIỂU BÀN PHÍM  CẢM ỨNG TRONG CÔNG NGHIỆP


BÀN PHÍM CẢM ỨNG TRONG CÁC THIẾT BỊ CẦM TAY
4) Các lỗi của bàn phím điều khiển

      Khi thiết bị điện tử hoạt động trong một thời gian dài sẽ sinh ra một số vấn đề trục trặc về bàn phím. Điều đó có thể biểu hiện dưới triệu chứng như bếp từ không lên nguồn, Lò vi sóng không điều khiển được, Ampli không chỉnh được âm sắc, máy pha cà phê không thể bật nút nguồn, nồi cơm điện tử bị liệt hoàn toàn các phím....

 

No comments :

Post a Comment

Có nhận xét mới