Học được một nghề đã khó và khi theo được nghề để phục vụ cuộc sống còn khó hơn cả trăm lần. Tôi bắt đầu yêu thích điện tử từ khi đi học lớp 1, chính xác là như thế mặc dù khi đó tôi không có một khái niệm gì về vật lý và kỹ thuật. Chỉ đơn giản là mỗi lần thấy bố tôi gọi người thợ đến sửa đài là tôi lại ngồi im chăm chú nhìn các chú thợ ngồi sửa. Ấn tượng hồi đó là những chiếc tụ gốm màu cam trông thật đẹp mắt. Thời gian trôi thật nhanh nhưng niềm yêu thích nó vẫn còn mãi trong tôi. Sau nhiều năm tôi vào học đại học với chuyên nghành hệ thống điện_đó là một sự chọn lựa bốc đồng khi mà tôi không thực sự tâm huyết với nó. Rồi 5 năm đại học cũng qua mau, tôi ra trường lại đi làm cho một công ty tự động hóa với công việc chuyên về thiết kế tủ điện và lập trình tự động. Và giờ đây thì tôi lại quay về với chính mình với sở thích của mình từ nhỏ " nghề sửa chữa điện tử". Để trở thành một người thợ không phải là chuyện dễ dàng khi mà trước đó tôi chuyên về thiết kế và lập trình với những kiến thức chỉ để thiết kế và tính toán chứ không phải là đi tìm linh kiện hỏng và khắc phục sự cố một cách nhanh nhất có thể. Cái giá 5 năm học đại học tuy cho tôi có nhiều kiến thức cơ bản ( cộng với một khoản nợ không hề nhỏ để nuôi tôi ăn học) nhưng để phục vụ cuộc sống này thì thực sự tôi chỉ sử dụng kiến thức của những năm tôi ra ngoài đi làm (trường đời). Việc được định hướng học gì và làm gì sau này là rất quan trọng để tiết kiệm thời gian trưởng thành cho bạn.
Để trở thành thợ điện tử không nhất thiết phải học trường nghề
Nhiều người bạn của tôi trước đó đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để đi học ở những trường nghề nhưng sau khi ra trường cũng không thể hay không đủ tự tin độc lập làm việc. Lý do chính là không được va chạm với thực tế, không có kiến thức thực tế lên không có nhiều kinh nghiệm. Thợ điện tử cần được hướng dẫn bài bản, nhưng không phải bài bản trên lý thuyết mà quên đi những vật dụng ở đời sống thường ngày. Các bạn tôi đều phải trải qua vài năm đi làm hay đi phụ việc cho người khác thì mới đủ tự tin một mình chiến đấu với cuộc sống. Chính vì lý do đó lên tôi nghĩ các bạn trẻ nào muốn theo học nghề này thì không nhất thiết phải đến trường nghề. Thay vào đó là tìm cho mình một sư phụ, một người dạy nghề cho mình. Tìm được một người càng giỏi thì các bạn càng mau chóng ra nghề. Lẽ dĩ nhiên mỗi người sẽ giỏi một lĩnh vực. Tùy từng mục đích bạn muốn theo lĩnh vực nào mà tìm thầy cho phù hợp. Nhưng cái gì cũng có giá của nó khi bạn đi phụ việc cho một của hàng thì bạn phải hi sinh khá nhiều thời gian và có khi còn làm không công (đó chính là học phí) bù lại bạn sẽ thường xuyên được va chạm với các máy móc , thiết bị thực tế mà ở trường không thể nào có được. Với các bạn đang đọc bài viết này thì tôi nghĩ bạn cũng đang phân vân về định hướng nghề nghiệp cho mình sau khi ra trường. Tôi cũng chưa phải từng trải nhiều nhưng cũng đủ để hiểu rằng những gì giúp bạn làm ra tiền chính là những gì bạn có thể phục vụ cuộc sống này. Không thầy đó mày làm lên, điều này luôn đúng. Nhưng hãy tìm cho mình một người thầy có kinh nghiệm và thực tế. Hầu hết các trường đại học kỹ thuật mang nặng lý thuyết vì ngay cả các thầy cô cũng không có nhiều người làm thực tế.
Cái giá phải trả khi học ở trường đời
Khi bạn xác định học ở trường đời ( phụ việc cho một cửa hàng, xin học một thầy truyền nghề..) thì bạn sẽ được va chạm với thực hành rất nhiều ngoài ra còn được tích lũy thêm kinh nghiệm sống của bậc tiền bối như ăn nói với khách hàng, tìm kiếm khách hàng như thế nào. Tuy nhiên bạn đừng mừng vội, để có được những kiến thức đó bạn sẽ phải làm không công , làm với tiền lương rất ít hoặc phải trả một học phí nhất định. Điều này cũng khách quan thôi vì thầy cũng còn phải mưu sinh trong cuộc sống này. Dù sao thì ta cũng đã xác định học là chính chứ đừng nghĩ đến kiếm tiền trong lúc này. Dù bạn học trường nghề hay ở một người thầy thì đều phải trả học phí cả. Bạn hãy tự quyết định cho mình. Học ở trường đời thì thoải mái chia sẻ và hỏi han kinh nghiệm của thầy vì thầy luôn bên cạnh ta còn ở trường nghề thời gian đến lớp chỉ vài tiếng một buổi học lên chúng ta khó có thể tập trung tìm hiểu kỹ về một thiết bị nào.
Nghề điện tử liệu có tương lai?
Câu hỏi này chắc rất nhiều người đang thắc mắc với chính mình. Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này. Tôi chỉ biết rằng nghề gì còn phục vụ được cuộc sống thì không bao giờ phụ người làm nghề đó cả. Và điện tử thì sao? Thử hỏi trong gia đình bạn có bao nhiêu thiết bị liên quan đến điện và điện tử? Nó có mặt ở khắp mọi nơi từ nồi cơm điện, bếp từ, bình đun nước, cây nóng lạnh, máy hút bụi, máy xay sinh tố, lò vi sóng, TV, amply, ....đến những thiết bị công nghiệp như máy hàn, tủ điện công nghiệp, mạch điện tự động....Ta biết rằng chỉ khi người ta không dùng điện nữa thì nghề điện tử mới phải rửa tay gác mỏ hàn (@_@).
Thân ái , chào các bạn! Tôi không dám dạy đời ai và càng không dám thuyết phục ai làm cái gì. Tất cả các quyết định thuộc về bạn. Tôi chỉ nói ra những gì đã trải qua với mong muốn bạn sẽ rút ra được một vài quyết định cho riêng mình. Chúc các bạn thành công. Tôi là Nguyễn Anh Tú , kỹ thuật viên chính của trung tâm điện tử NVT.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NVT
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Trường đời tuy sóng gió mà thực tế lại cao!
ReplyDeleteĐúng vậy, và trường đời thì cả đời ko ai tốt nghiệp được
DeleteQuá đúng ! E đang làm thợ điện, nhưng sữa điện cơ...học xong ở nhà sư phụ 3 năm...vậy mà ra nghề làm còn gặp nhieu rac roi...hoc o truong chac e về bán ve chay...cam on vi bài viet cua a
ReplyDeleteRất hay với một người thợ , lại rất không ra thể thống gì đối với nhà sáng tạo
ReplyDeleteNếu người thợ có tư duy thì điều đó không giới hạn sự sáng tạo của họ.
Delete